5 sai lầm trong việc nuôi dạy khiến trẻ ngỗ nghịch và kém sáng tạo
1. Nhịn ăn sáng
Sau một giấc ngủ xuyên đêm, bé cần nạp năng lượng cho một ngày dài. Bữa ăn sáng đầy đủ sẽ giúp bé minh mẫn, thoải mái và năng động.
Công việc bận rộn khiến nhiều bà mẹ không chú trọng bữa ăn sáng cho con, thậm chí bỏ qua luôn cả bữa sáng. Đây là một thói quen hoàn toàn không lành mạnh, nó làm bé thiếu năng lượng dẫn đến uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ, cáu gắt.Thiếu năng lượng bé không thể chơi đùa thoải mái.
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Bé cần được ăn sáng đủ chất, đủ lượng, đúng giờ, đủ calo, uống một ly sữa hoặc nước. Tuyệt đối không bỏ qua bữa sáng, mẹ nhé.
2. Đi ngủ muộn
Nhiều gia đình thường để bé chơi mệt rồi ngủ vào buổi đêm, nhiều bé thức đến 2h sáng mới ngủ. Đây là một sai lầm. Hormon tăng trưởng chỉ tiết ra vào thời gian 21h-23h với điều kiện cơ thể đã vào giấc ngủ sâu (đã ngủ được 120 phút). Vì vậy, bé cần đi ngủ sớm từ 19-21h để hormon hoạt động tốt nhất.
Giấc ngủ muộn làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của cả gia đình khi cha mẹ phải thức trông bé, dỗ bé ngủ. Đi ngủ muộn thường cũng sẽ dậy muộn khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, ban ngày bé cũng sẽ buồn ngủ, kém linh hoạt.
Việc xây dựng thời gian biểu hàng ngày góp phần hình thành nhịp sinh học cho bé, giúp tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, rèn luyện lối sống kỷ luật, trách nhiệm. Đến giờ đi ngủ, mẹ tắt đèn, tắt điện thoại, cho bé đọc sách khoảng 15 phút cho thư giãn. Việc đọc sách vừa giúp bé tăng vốn từ ngữ, vừa tránh căng thẳng trước khi đi ngủ. Stress làm “khổ chủ” đau đầu, mất ngủ hoặc ngủ giấc ngắn.3
3. Lười vận động
Cuộc sống hiện đại gắn liền với chiếc smartphone, thay vì chơi đùa vận động, các bé được cha mẹ phát cho một chiếc điện thoại với mong muốn con đỡ quậy phá.
Điện thoại làm bé ngồi yên, nhưng cũng không vận động, làm quá trình trao đổi chất chậm lại, cơ thể trì trệ, tích mỡ, béo phì. Việc bé ít vận động làm hệ tiêu hóa kém đi, táo bón kéo dài, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý trẻ.
Lười vận động và tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh: sandwich, pizza, snack, nước ngọt đã sinh ra nhiều thế hệ người Mỹ thừa cân béo phì với hàng loạt bệnh lý tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp. Bạn không muốn con mình 20 năm nữa cũng như vậy chứ?
4. Hay quát mắng trẻ
“Thương cho roi cho vọt” – quan niệm Á Đông sai lầm đã làm cho nhiều đứa trẻ thường xuyên bị quát mắng không lí do, với hy vọng con sẽ “ngoan” và nghe lời cha mẹ.
Thường xuyên bị quát mắng không lí do sẽ dẫn đến tâm lí tự ti, không dám tâm sự với cha mẹ những rắc rối bản thân gặp phải. Con không dám đối mặt với rắc rối, không dám tâm sự với cha mẹ, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Cha mẹ hay quát mắng làm bé có xu hướng giấu diếm và không thừa nhận những sai lầm của bản thân, lớn lên sẽ trở thành con người thiếu trách nhiệm
Cha mẹ hãy kiên nhẫn giải thích khi con mắc lỗi, để con hiểu và chấp nhận lỗi sai của bản thân cũng như biện pháp khắc phục hậu quả. Đó là nền móng của tinh thần cầu tiến – một đức tính rất quan trọng để bé luôn luôn học hỏi và phát huy điểm tốt đồng thời khắc phục điểm chưa tốt, từng ngày hoàn thiện bản thân.
5. Cấm con khóc
Không ai vui vẻ khi bé khóc mếu cả ngày, đặc biệt khi cha mẹ đã trải qua một ngày làm việc vất vả. Tiếng khóc của con làm cha mẹ trở nên căng thẳng, cáu kỉnh. Bé sẽ được yêu cầu ngừng khóc, im lặng và đi vào phòng riêng.
Ai cũng có những cảm xúc, nhu cầu của bản thân, trẻ em cũng vậy. Khi con chưa phát triển hoàn thiện về ngôn ngữ thì tiếng khóc chính là một “ngôn ngữ” riêng biểu đạt những cảm xúc, nhu cầu đó. Mẹ hãy hiểu và thông cảm cho “nỗi khổ” của con.
Cấm con khóc chính là bạn đang hạn chế sự phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) của trẻ. EQ là nhân tố quan trọng nhất góp phần trong sự thành công của con người chứ không phải IQ như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Thay vì cấm con khóc, mẹ hãy dạy con đón nhận mọi cảm xúc buồn vui, ngạc nhiên, bực tức và hướng dẫn bé giải quyết những cảm xúc tiêu cực (buồn, bực tức…) bằng những biện pháp lành mạnh như chơi thể thao, viết nhật ký, ngồi thiền…
6. Không cho bé đặt câu hỏi
Bé luôn miệng hỏi “Cái gì”, “Tại sao”, “Ở đâu” làm cha mẹ bực bội, nhất là khi cha mẹ đang vội hoặc mệt mỏi. Nhiều khi cha mẹ trả lời qua loa cho có, bé lại càng hỏi nhiều hơn khiến cha mẹ cáu, bắt trẻ im lặng.
6 năm đầu đời, bé tiếp nhận lượng kiến thức bằng cả phần đời còn lại. Nếu biết được điều đó, bạn sẽ thương con nhiều hơn và chắc chắn sẽ la mắng bé. Thời đại công nghệ, bất cứ cái gì cũng có thể tìm thấy trên Google, không có nghĩa là chúng ta có quyền bỏ mặc con với máy tính hoặc smartphone. Hãy khuyến khích con động não suy nghĩ, bạn sẽ ngạc nhiên trước sức sáng tạo vô biên của bé.
Tìm tòi sáng tạo cộng với tinh thần cầu thị ham học hỏi sẽ là chiếc chìa khóa vàng đưa con đến những bình minh của tri thức.
Bài viết được thực hiện bởi thuoctunhien.org
0 Nhận xét