9 kỹ năng sinh tồn cha mẹ phải dạy con trước tuổi lên 8
Trong xã hội hiện đại, khá nhiều bậc cha mẹ phó mặc con cho smartphone. Mẹ một điện thoại, con một điện thoại khác. Tuy nhiên, có những kỹ năng sinh tồn cha mẹ nên dạy con trước tuổi lên 8. Chúng có thể cứu mạng bé.
Trong xã hội hiện đại, khá nhiều bậc cha mẹ phó mặc con cho smartphone. Mẹ một điện thoại, con một điện thoại khác. Tuy nhiên, có những kỹ năng sinh tồn cha mẹ nên dạy con trước tuổi lên 8. Chúng có thể cứu mạng bé
1. Rơi xuống nước
- Khi bỗng dưng rơi xuống hồ nước, bản năng sẽ khiến chúng ta hoảng loạn vùng vẫy và chìm dần xuống hồ. Hãy hướng dẫn bé đối diện với nỗi sợ hãi của bản thân và vượt qua nó.
- Bé giữ thẳng lưng, sao cho từ chân lên đỉnh đầu là một đường thẳng, khua nhẹ chân, cơ thể bé sẽ dần dần nổi lên mặt nước, ngay cả khi bé không biết bơi.
2. Học cách nhóm lửa
- Đầu tiên, phải chuẩn bị một chậu nước để dập tắt lửa khi lửa cháy lan hoặc bạn không cần lửa nữa. Bạn chỉ cho con cách thu nhặt những cành khô nhỏ có chiều dài 8-20cm, xếp chúng thành hình tam giác, ưu tiên xếp những cành nhỏ lên trên làm mồi vì chúng dễ bắt lửa hơn.
- Sau đó, hãy hướng dẫn con cách tạo lửa bằng quẹt diêm, nếu không có diêm có thể đập 2 hòn đá vào nhau hoặc kéo mạnh thanh tre với lá khô. Đây là kỹ năng sống còn khi không may bị lạc vào những nơi hoang vu.
3. Những trường hợp khẩn cấp bất khả kháng
- Đối với một đứa trẻ, không dễ dàng để bé có thể phản ứng chính xác trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, bạn vẫn cần day nhé kỹ năng xử trí khi bị chảy máu, khi gặp hỏa hoạn, biết chườm đá khi bị thương và biết gọi cảnh sát khi cần thiết.
- “Stop, drop anh roll” là cách xử trí khi xảy ra cháy. Ngay khi có cháy, bé ngừng mọi hoạt động (stop), nằm hẳn xuống sàn (drop) và lăn đi (roll).
- Bạn cũng nên dạy con dùng bàn tay đè lên vết thương đang chảy máu trong 5 phút cho đến khi cầm máu.
- Khi bị thương, bé nên chườm đá lên vết thương trong 15 – 20 phút, lưu ý, phải bọc viên đá trong khăn mỏng, không chườm trực tiếp viên đá lên vết thương.
4. Thu gom nước mưa
- Ngay tại nhà, bạn nên cho con cùng làm hệ thống gom nước mưa bằng đường ống dưới mái nhà và đổ vào một cái chum, lưu ý đậy nắp để tránh loăng quăng.
5. Bé bị lạc thì phải làm thế nào?
- Hầu như em bé nào cũng từng đi lạc, điều đó thật sự đáng sợ nếu con không biết cách tự giữ an toàn cho bản thân. Việc đầu tiên nên dạy con là phải nhớ số điện thoại của cha mẹ và đứng yên một chỗ khi bị lạc, bất kể bị lạc trong thành phố hay trên rừng.
- Hãy hướng dẫn bé tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh, tốt nhất là tìm các chú công an, cảnh sát hoặc các bà mẹ có con nhỏ xung quanh.
- Nếu không may bị lạc ở nơi hoang dã, hãy dặn bé ưu tiên tìm nước, bởi cơ thể có thể nhịn đói nhưng không thể nhịn khát. Tuy nhiên, chỉ nên uống sương đọng trên lá cây, không nên ra gần sông, hồ, rạch, đầm lầy tránh nguy cơ tai nạn khác. Bạn cũng nên hướng dẫn bé làm một cái ổ từ cành cây và lá, không được nằm ngủ trực tiếp trên mặt đất. Đất lạnh sẽ hút hết nhiệt từ cơ thể.
- Nếu không may lạc trong rừng, bé không được ăn quả, nấm vì chúng rất có thể có độc. Khi buộc phải đến nơi có nguy cơ bị lạc, cha mẹ nên trang bị sẵn cho con vài thanh lương khô trong túi.
6. Luôn bình tĩnh và vui vẻ
- Hoảng loạn không bao giờ mang đến kết quả tốt. Bạn hãy dạy con bình tĩnh trước những sự cố bé gặp phải. Một cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là kỹ thuật thở sâu, hít sâu phồng bụng và thở ra chậm, sâu.
- Bạn có thể cho bé tập luyện kỹ năng này bằng cách cho bé thổi bong bóng xà phòng. Đây là cách đơn giản để rèn luyện hơi thở sâu. Bé phải hít thở sâu, dài, cẩn thận để có thể tạo ra nhiều bong bóng nhất.
7. Trang phục phù hợp
- Hãy để bé tự chọn quần áo cho bản thân. Nếu bé chọn sai (ví dụ chọn quần áo quá mỏng khi thời tiết lạnh) cha mẹ hãy hỏi lí do tại sao bé chọn như vậy, đồng thời sửa lại và giải thích cho bé hiểu.
- Khi đi ra ngoài, cha mẹ hãy dặn bé mang theo kem chống nắng, kem chống muỗi và hướng dẫn cách sử dụng từng món.
8. Tự vệ
- Tự vệ là kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Bạn nên cho con học các kỹ năng tự vệ cơ bản.
- Ví dụ, cách xử lý khi gặp những tên biến thái hoặc khi bị truy đuổi bằng xe mô tô, hãy chạy vòng tròn. Việc học cách tự vệ cũng giúp bé phát triển mối quan hệ xã hội và tăng cường kỹ năng giao tiếp.
9. Kêu cứu
- Hãy đeo một chiếc còi vào cổ con mỗi khi đi dã ngoại. Còi chính là công cụ tốt nhất để phát hiện bé ở tầm xa nếu không may bị lạc. Bạn cũng cần phải hướng dẫn cho con biết còi không phải là đồ chơi, không được thổi nếu không bị lạc.
- Một chiếc còi có thể giúp bé kêu cứu ở tầm rất xa mà không bị kiệt sức. Bé thổi 3 tiếng còi, nghỉ một lúc rồi lại thổi 3 tiếng nữa, lặp lại đến khi được tìm ra. Khoảng ngừng giữa các lần thổi rất quan trọng, nếu bé thổi liên tục thì có thể sẽ bị mệt mà người lớn lại không thể tìm ra.
0 Nhận xét