Các loại chín mé ngón tay thường gặp và cách xử lý.

Chín mé là bệnh lý nhiễm trùng dưới da, thường gặp nhất là ở vùng da quanh móng tay. Tưởng đơn giản nhưng nếu không được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân chín mé có thể gặp những biến chứng nguy hiểm.

 Chín mé là bệnh lý gây ra bởi virus Herpes. Từ những tổn thương rất nhỏ, virus Herpes xâm nhập vào cơ thể, trú ngụ ở hạch thần kinh ngoại vi, tế bào Schwann và chờ cơ hội di chuyển ngược ra da, tấn công cơ thể. Chín mé thường gặp khi cân nặng cơ thể thay đổi (thường gặp nhất ở bà bầu) dẫn đến móng tay, móng chân mọc quặp, đâm vào da, tiến triển thành chín mé.

 Chín mé được chia ra làm 3 loại dựa trên mức độ tổn thương: chín mé nông, chín mé các tổ chức dưới da và chín mé sâu.

Chín mé ngón tay


 Chín mé nông

Chín mé nông là dạng tổn thương ở lớp da ngoài viền móng, với 2 thể phổ biến:

  • Sưng tấy: Phần đầu ngón tay sưng tấy nhẹ, đau nhưng không có mủ. Bạn có thể xử lí bằng cách ngâm tay vào nước nóng
  • Chín mé tụ mủ: Ngón tay sưng đỏ, sau đó sinh mủ thành nốt màu trắng đục. Để xử lý chín mé tụ mủ, cần phải rạch và rửa sạch vết mủ, vệ sinh kỹ càng và kết hợp dùng kháng sinh
  • Chín mé quanh móng: đây là loại chín mé phổ biến, xuất hiện ở góc móng rồi lan dần, có thể lan tới gốc móng gây chảy mủ. Để xử lý chín mé quanh móng, bác sĩ sẽ gây tê ở gốc ngón tay, rạch quanh móng, cắt hết phần móng bị mưng mủ để dẫn lưu và làm sạch triệt để mủ, bác sĩ cũng có thể tháo nguyên móng để tránh chảy mủ.
  • Chín mé dưới móng: Thường do dằm, kim hoặc các vật nhọn đâm vào đầu ngón tay, mủ tích tụ dưới móng gây cảm giác cực kỳ đau nhức. Để xử lý, bác sĩ thường khoét bỏ đoạn móng có mủ hoặc gỡ nguyên móng trong trường hợp cần thiết để tránh chảy mủ.

Chín mé các tổ chức dưới da

Đây là tình trạng nhiễm khuẩn các tổ chức dưới da, thường xuất hiện ở đốt ngón tay.

- Chín mé đầu ngón tay: đây là loại chín mé phổ biến nhất, xuất hiện ở các đầu ngón tay. Đầu ngón tay bị sưng tấy, đau nhức, tụ mủ. Để điều trị loại chín mé này, bác sĩ rạch một đường vòng qua đầu ngón tay, lấy hết mủ đọng, rửa sạch và vệ sinh vết rạch kết hợp uống thuốc kháng sinh ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Chín mé đốt ngón tay:thường gặp ở đốt giữa các ngón tay. Bác sĩ sẽ rạch 2 bên đốt ngón tay, lấy hết mủ đọng, rửa sạch và vệ sinh vết rạch kết hợp uống thuốc kháng sinh ngăn ngừa nhiễm trùng.

Chín mé sâu

Chín mé sâu là tình trạng nhiễm trùng nặng, đã ảnh hưởng vào cơ, xương, khớp. Chín mé sâu gồm 3 thể như sau:

  • Chín mé sâu thể xương:

Thường do ngón tay hoặc bàn tay bị chín mé dưới da, không được điều trị kịp thời gây viêm xương.

Triệu chứng thường gặp là nguyên đốt ngón tay sưng phồng, chuyển sang màu tím, rất đau và khó cử động, khi bấm móng tay cảm giác rất đau đớn, có thể có những vết vỡ chảy mủ quanh ngón tay. Trường hợp rạch mủ và dẫn lưu nhưng không hết đau, phải chụp X-quang để kiểm tra đốt xương, nhiều trường hợp chín mé sâu dẫn đến viêm xương và có những mảnh xương bị vỡ, chết. Đây là tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ phải gây tê ngón tay, rạch và gắp bỏ các mảnh xương chết, bác sĩ cũng có thể cắt xương chết còn lại trên ngón tay. Việc mất đi một phần xương bàn tay ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động của cơ thể. Vết rạch cần được rửa kỹ hàng ngày bằng nước muối sinh lý, dung dịch thuốc tím sau đó thấm khô và băng lại bằng gạc tiệt trùng để tránh nhiễm khuẩn tiếp tục lan rộng.

  • Chín mé sâu thể khớp:

Khớp xương bị sưng tấy, đỏ, đau đớn và khó khăn khi cử động. Bạn nên đến bác sĩ để được chụp X-quang, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong trường hợp qua phim X-quang, bác sĩ phát hiện thưa xương, khe khớp hẹp, bác sĩ sẽ bơm rửa khớp bằng huyết thanh, cố định khớp và sử dụng kháng sinh.

  • Chín mé sâu thể gân:

Chín mé ngón tay không được xử lý kịp thời gây ảnh hưởng đến phần gân, gây đau nhức, đặc biệt ở các khớp gấp, khiến ngón tay bị co lại và không thể duỗi thẳng. Người bệnh bị nhiễm trùng nặng, sốt cao, mệt mỏi và đau đớn. Bác sĩ sẽ xử lý bằng cách rạch mở túi cùng bao gân, dẫn lưu mủ, bơm rửa bao gân bằng huyết thanh pha kháng sinh.

Trên đây là các thể chín mé ngón tay. Thông thường, ít ai để ý đến các vết thương nhỏ ở ngón tay. Tuy nhiên, việc này rất dễ dẫn đến tình trạng chín mé nặng hơn, tiến triển thành chín mé các tổ chức dưới da, chín mé sâu thậm chí gây biến chứng viêm xương, viêm gân. Những biến chứng đáng tiếc này hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách đến cơ sở y tế thăm khám ngay khi có triệu chứng chín mé. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa chín mé bằng cách cắt gọn và giũa tròn các góc móng tay, tránh móng tay đâm vào thịt gây vết thương, tiến triển thành chín mé.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét